Nhật Bản là một nước được đánh giá cao trong văn hóa giao tiếp. Có những quy chuẩn về văn hóa giao tiếp của người nhật được xem là một vẽ đẹp phi vật thể mà chỉ có ở đất nước hoa anh đào. Nơi mà những con người Nhật Bản đánh giá phong cách và tính cách của họ qua nét cư xử với người khác. Vậy hãy cùng nhau xem những nét Văn hóa giao tiếp của người Nhật - Đơn giản mà chẳng giản đơn này nhé.
A. Chào hỏi và Tạm biệt:
Lời chào khi gặp mặt nhau trong Văn hóa giao tiếp của người Nhật được xem là điều quan trọng nhất. Lời chào trong tiếng nhật là từ "こんにちは" (Konnichiwa) có nghĩa là "Xin chào" (Lưu ý sử dụng vào buổi trưa) là một từ phổ biến. Không chỉ là lời chào bằng lời nói, mà con người Nhật Bản còn hành động bằng ngôn ngữ hình thể. Chúng tôi đã góp nhặt các tips chào hỏi lịch sử trong Văn hóa giao tiếp của Người Nhật:
1. Cử chỉ:
Sau khi nhìn thấy người khác: Người Nhật thường gập tay ở trước ngực, các ngón tay hướng lên trên, và cúi đầu một chút. Độ sâu của cử chỉ này thường phụ thuộc vào mức độ quen thuộc và tôn trọng giữa hai người.
2. Nói "こんにちは" (Konnichiwa):
Khi gặp nhau vào buổi trưa (từ khoảng 11:00 sáng đến 1:00 trưa), người Nhật thường sử dụng từ "こんにちは" để chào hỏi. Đây là cách thông thường để nói "chào" vào thời gian này.
3. Nói "こんばんは" (Konbanwa):
Khi gặp nhau vào buổi tối (từ khoảng 5:00 chiều trở đi), người Nhật thường sử dụng từ "こんばんは" để chào hỏi. Đây là cách thông thường để nói "chào" vào thời gian này.
4. Thêm "お疲れ様です" (Otsukaresama desu) hoặc "お疲れ様" (Otsukaresama):
Sau một khoảng thời gian làm việc hoặc gặp nhau sau một sự kiện, người Nhật thường sẽ bổ sung câu chào này để bày tỏ sự cảm kích với công sức của người khác.
5. Cử chỉ khác:
Đôi khi, người Nhật cũng có thể gật đầu nhẹ nhàng hoặc cười với một nụ cười nhẹ khi gặp nhau.
Lưu ý: Tùy vào độ quen biết và hoàn cảnh mà sử dụng cho lịch sự và tinh tế.
Lời tạm biệt trong Văn hóa giao tiếp của người Nhật cũng được các bạn bè thế giới đánh giá cao về tính lịch sự và tinh tế trong giao tiếp của Nhật Bản.
Dưới dây là một số các tạm biệt của trong văn hóa của Nhật Bản. Lưu ý: Tùy hoàn cảnh, không gian, và tính thân thiết của người đối diện mà áp dụng:
さようなら (Sayonara) - Lời tạm biệt thông thường và phổ biến, thường được sử dụng khi chia tay trong một hoàn cảnh quan trong
またね (Mata ne) - Nghĩa đen là "lần sau chúng ta gặp lại", thường được sử dụng trong các tình huống thông thường và khi mức độ thân thiết.
ではまた (Dewa mata) hoặc じゃあね (Jaa ne) - Tương tự với またね (Mata ne) cũng thường được sử dụng khi chia tay bạn bè hoặc đồng nghiệp.
行ってきます (Ittekimasu) - Nghĩa đen là "Tôi đi trước nhé, lát tôi quay lại", thường được sử dụng khi rời khỏi nhà và hứa sẽ quay lại sau.
行ってらっしゃい (Itterasshai) - Nghĩa đen là "Đi để trở về", thường được sử dụng để chúc may mắn khi ai đó ra khỏi nhà.
B. Giao tiếp qua đôi mặt, cách nhìn:
Không chỉ trong văn hóa giao tiếp của người Nhật mà hầu hết các nước trên thế giới đều xem cái nhìn đầu tiên là điều tiên quyết, quyết định họ có kết nối, bày tỏ quan điểm hay không vì "đôi mắt là cửa sổ tâm hồn". Vậy trong văn hóa giai tiếp của người Nhật có những nét đẹp nào cần học hỏi?
Đối với người nhật, Trong văn hóa giao tiếp với một người đối diện, người Nhật hạn chế nhìn châm châm vào khuôn mặt của đối phương, đó được xem là mất lịch sự, không tôn trọng người đối điện, Điều này là điều khác biệt rõ ràng trong văn hóa giao tiếp của Nhật Bản so với văn hóa giap tiếp của các nước khác trên thế giới.
Thay vào đó, người Nhật khi nói chuyện với người đối diện sẽ nhìn vào các vật xung quanh của đối phương như caravat, sách, balo hay đồng hồ,... và đầu cuối xuống hoặc nhìn sang trái hoặc phải. Văn hóa giao tiếp này của người Nhật vẫn còn và phát triển đến ngày nay.
C. Vẫy tay
Vẫy tay trong văn hóa giao tiếp của người Nhật cũng được đánh giá cao và nhiều điểm lưu ý khi giao tiếp với người đối diện, để tránh các tình hướng "dở khóc dở cười" khi giao tiếp với người Nhật nhé:
Khi bạn muốn vẫy tay kêu hoặc gọi ai đó. Bạn bên để mu bàn tay hướng xuống, lòng bàn tay hướng ra ngoài (hướng của người đối diện), các ngón tay duỗi thẳng, không gồng cứng, thả lõng tạo cảm giác thoải mái cho người đối diện.
Lưu ý ràng trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, việc vẫy tay mà các ngón tay cong xuống được xem là sự tục tĩu, không tôn trọng đối phương.
D. Im lặng, lắng nghe
Người Nhật Bản luôn đánh giá cao hành động, kết quả mà họ nhận được, nên việc giữ im lặng để quan sát và đưa ra một quyết định đúng đắn nhất. Với văn hóa giao tiếp của người Nhật, người có cấp bật càng cao trong một tổ chức thì càng giữ im lặng, lắng nghe và đánh giá sự việc sự vật một cách đúng đắn.
Kết
Trong văn hóa giap tiếp của người Nhật, các bạn bè quốc tế đánh giá đây là văn hóa giao tiếp có nhiều phần "khắc khe". Nhưng điều nó được xem mà nét đẹp văn hóa của chính con người Nhật Bản. Người Nhật luôn gắn liền với 2 từ "kỷ luật" không chỉ trong văn hóa làm việc mà còn cả trong văn hóa giao tiếp ứng xử hàng ngay.
Qua bài này các bạn đã có cái nhiều sâu sắc trong việc giao tiếp hằng ngày ở đất nước hoa anh đào xinh đẹp và đầy sâu sắc, bí ẩn.
Comments